Tìm kiếm Blog này

Thứ Hai, 27 tháng 11, 2023

 

KỸ THUẬT TRỒNG NHO TẠI MIỀN BẮC GIỐNG NHO HẠ ĐEN, GIỐNG NHO MẪU ĐƠN, GIỐNG NHO NGÓN TAY

HÔM NAY TRỊNH GIA TRANG  CHIA SẺ BÀI HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG NHO TẠI MIỀN BẮC GIỐNG NHO HẠ ĐEN, GIỐNG NHO MẪU ĐƠN, GIỐNG NHO NGÓN TAY MỜI THAM KHẢO

1. Thời vụ trồng nho tại miền Bắc

Nho có thể trồng quanh năm nhưng thông thường nên trồng vào các tháng 2-3; tháng 10-11 hàng năm. Trước khi trồng nên làm đất thật kĩ càng và cày bừa để tạo tầng mặt sâu và tạo điều kiện tưới tiêu thuận lợi.

2. Làm đất trước khi trồng nho

Nho là cây thân leo rễ chùm nên cần có diện tích lớn để trồng. Hố trồng cần có kích thước tối thiểu là 40x40x40cm cho mỗi gốc nho. Mỗi hố bón từ 8-10 kg phân hữu cơ hoai mục và 0,5-1 kg vôi bột để khử trùng nguồn đất. Công việc chuẩn bị đất cần thực hiện xong trước khi trồng cây từ 15-20 ngày.                    

3. Chọn giống nho và trồng cây xuống đất

- Có 3 giống chính có thể trồng tại Mộc Châu là giống nho hạ đen, giống nho mẫu đơn, giống nho ngón tay đen

– Khoảng cách trồng: Hàng cách hàng 2,5m; cây cách cây 1m (mật độ 4000 cây/ha).

– Đào 1 lỗ chính giữa hố bằng với bầu, cho giống nho xuống sau đó lấp đất lại.

 4. Chăm sóc cây nho con

– Làm cỏ, xới xáo

Đất xung quanh gốc cây phải được xới xáo liên tục làm cho đất được thông thoáng tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển, nên kết hợp với bón phân. Cứ 15 ngày xới xáo một lần.

– Tưới, tiêu nước

Cây nho trong thời kỳ còn nhỏ tuyệt đối không được để thiếu ẩm, sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm ngay. Thông thường 5-7 ngày tưới một lần. Khi mưa tìm mọi cách để rút nước.

– Cắm cọc

Khi cây nho cao 20-25cm cần cắm cọc cần cắm cọc và buộc bằng dây nilon giữ cây nho khỏi bị gãy đồng thời tỉa bỏ chồi phụ ở nách lá, tua cuốn để tập trung dinh dưỡng cho cây mau lớn.

–  Làm giàn

Làm giàn theo hình chữ T, các cột giàn được làm bằng bê tông, hoặc sắt, đầu cột có 2 thanh ngang để căng dây cho nho leo. Các tầng dây thép được buộc vào cột và các thanh ngang, mỗi thanh ngang được căng 3 dây cách đều nhau. Khoảng cách các dây ở tầng 1 là 20cm, khoảng cách các dây ở tầng 2 là 35cm và khoảng cách các dây ở tầng 3 là 60cm. Giàn chữ T có ưu điểm thấp dễ dàng trong thực hiện các thao tác chăm sóc và thu hoạch, luống nho thông thoáng cho cây hấp thụ ánh sáng đầy đủ, hạn chế sâu bệnh. 

 

 –  Bón phân cho nho ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời gian nho kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 7-8 tháng. Ở giai đoạn này khoảng 1 tháng bón 1 lần hoặc 2 tháng bón một lần. Sử dụng phân hữu cơ sinh học chuyên nho có thành phần NPK là 5-3-4 hoặc các loại phân hữu cơ sinh học khác có chất lượng tương đương khoảng 4000 kg/ha.                      

 

Bảng 01: Lượng phân bón cho nho ở thời kỳ kiến thiết cơ bản

                                                                               Đơn vị: Kg/ha

Thời gian bón

 

Loại phân

Tháng thứ 1

Tháng thứ 2

Tháng thứ 3

Tháng thứ 4

Tháng thứ 5

Tháng thứ 6

Tháng thứ 7

HCSH

400 kg

400 kg

500 kg

500 kg

700 kg

700 kg

800 kg

– Phương pháp bón

Mỗi tháng bón 1 lần. Bón cách gốc khoảng 10-20cm tùy theo độ tuổi của cây:

+ Cây mới trồng thì bón cách gốc 10 cm.

+ Cây 6-7 tháng tuổi nên bón cách gốc 20cm.

+ Khi bón phân cần xới nhẹ, rải phân, lấp đât kín phân. Nếu trời nắng phải tưới nước luôn để phân tan và ngấm vào vùng đất nơi có rễ cây.

 – Tạo cành cấp 1, cấp 2

Từ cây giống sau khi trồng trong quá trình chăm sóc, thường xuyên tỉa bỏ các nhánh bên khi ngọn thân chính bắt lên giàn (90cm) tiến hành bấm ngọn. Từ thân chính bật ra các cành cấp1, lựa chọn 2 cành cấp 1 to khỏe uốn về hai hướng đối nhau, vuông góc với thân chính. Khi các cành cấp 1, ra được 5-6 lá tiến hành bấm ngọn để phát sinh các cành cấp 2. Tỉa bỏ các chồi bên trên cành cấp 2, tương tự chỉ giữ lại 2 cành khỏe mạnh và tiến hành cắt tỉa tự các cấp cành tiếp theo tạo tán cây nho theo hình chóp mở theo cấp số nhân.

 5. Chăm sóc nho.

Thường làm cỏ xới xáo để giúp đất được thông thoáng. Một năm nên xới 1 lần để tạo bộ rễ mới. Thường tiến hành sau thu hoạch.

– Cắt và rửa cành

Tiến hành cắt cành khi cây nho đang ở trong tình trạng khỏe, cắt xong phun thuốc rửa cành để hạn chế mầm bệnh cho vụ sau và thu gom cành lá đem phân hủy.

– Thời vụ cắt cành

Nước ta, điều kiện kiện khí hậu nhiệt đới, cây nho sinh trưởng quanh năm, có thể cắt cành vào bất kỳ lúc nào trong năm, nhưng chú ý tránh một số thời điểm bất lợi. Không nên để cho nho nở hoa và chín quả vào đúng lúc nhiệt độ quá cao và mùa mưa lớn.

– Kỹ thuật cắt cành

+ Vị trí cắt chừa lại 6-12 mắt, tuỳ theo chiều dài, đường kính, sự hóa gỗ của cành và tùy theo mùa vụ. Tối ưu 8-10 mắt.

+ Khi mật độ cành thấp thì nên cắt cành 5 tháng tuổi.

+ Khi mật độ cành vượt quá 8 cành/m2, thì phải cắt cành 10 tháng tuổi vào vụ đông để hạn chế mật độ cành trên giàn.

– Buộc cành, tỉa mầm nách

Ngay sau khi cắt cành phải buộc và phân chia lại số cành cho rải đều trên giàn, tiến hành loại bỏ thường xuyên những cành yếu. Duy trì mật độ cành 10 cành/m2. Khi cành bật mầm mới và bông nên tiến hành buộc cành lần 2 chấm dứt trước khi hoa nở, đồng thời nên loại bỏ mầm nách và tua cuốn để tập trung dinh dưỡng nuôi bông và quả.

– Tỉa quả

+ Cần tỉa quả sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi quả, giúp cho quả to và tạo điều kiện cho chùm nho được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.


+ Nên tỉa quả sớm khi quả kích cỡ bằng hạt ngô (đường kính khoảng 7 mm) và tỉa lập lại sau đó 15 ngày. Nên tỉa quả đều 4 phía chùm quả.

– Bao quả: Bao chùm quả sau khi quả đậu từ 30-40 ngày.Dùng bao chuyên dùng bao toàn bộ chùm quả.

– Tưới nước

+ Khi trời nắng: Từ 5-7 ngày tưới một lần. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường giữ ẩm cho cây.

+ Khi trời mưa: Tìm cách thoát nước càng nhanh càng tốt.

– Bón phân

Bảng 02. Lượng phân bón khuyến cáo cho nho kinh doanh như sau

Loại phân bón

Số lượng (kg/ha/vụ)

Lượng phân bón vào các thời kỳ (%)

Sau khi thu hoạch xong vụ trước

Trước cắt cành từ 10-12 ngày

10-15 ngày sau khi đậu quả xong

Phân hữu cơ sinh học

4000

1300

1200

1500

Vôi

1000

1000

0

0

 

+  Bón phân nên kết hợp với làm cỏ bằng cách xới sâu vào đất 20-25cm cách gốc 50 cm dọc theo hàng nho để cắt đứt những rễ nhỏ và bón phân theo một dải rộng 20 cm dưới độ sâu 5-20cm, phân được trộn đều và lấp kín.

6. Sâu hệnh hại chính trên cây nho và biện pháp phòng trừ trong sản xuất nho an toàn:

6.1. Yêu cầu kỹ thuật  sản xuất nho an toàn

– Bảo đảm an toàn cho người sử dụng.
– Hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường, dùng thuốc BVTV có nguồn gốc tự nhiên.

6.2. Biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh hại nho

a. Biện pháp canh tác:

+ Bón phân cân đối

+ Làm giàn nho nên cách ly nhau tạo sự thông thoáng.

+ Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tàn dư thực vật, tỉa bỏ quả lá bệnh, chồi nách, chồi yếu đem ra khỏi vườn tiêu hủy. Tuyệt đối không đổ xuống mương nước.

+ Hệ thống thoát nước tốt trong mùa mưa.

+ Khi đang có dịch bệnh xảy ra nên tìm cách hạn chế sự lây lan từ ruộng này sang ruộng khác.
+ Trên một vùng nên tổ chức cùng cắt nho một lúc sẽ rất thuận lợi cho công tác chăm sóc và hạn chế sâu bệnh lây lan 

+ Duy trì mật độ cành hợp lý: 6-8 cành/m2.

+ Thường xuyên loại bỏ cành, chồi nách yếu.

+ Không nên trồng xen một số cây như xoài, ớt, hành, tỏi dưới giàn nho hoặc gần giàn nho .

 b. Sử dụng thuốc sinh học:

+ Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học.

6.3. Các loại bệnh hại chính trên nho

a.  Bệnh Mốc Sương (Downy mildew)

– Do nấm Plasmopara viticola.

 Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

+ Ngắt bỏ lá bệnh đem đi tiêu hủy.

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

b. Bệnh Phấn trắng (Powdery mildew)

– Do nấm Uncinula necator

Phòng trị:+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM). + Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

c. Bệnh nấm cuống 

– Do nấm Diplodia sp. Thường xuất hiện khi có mưa, độ ẩm cao.

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

d. Bệnh rỉ sắt

– Do nấm Kuehneola vitis . Thường xuất hiện trên lá già, khi có độ ẩm cao.

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

e.  Bệnh thán thư (Anthracnose)

– Do nấm Elsinoe ampelina. Thường xuất hiện vào mùa mưa và khi trời có sương ban đêm. Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

6.4. Các loại sâu hại chính trên nho

a.  Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)

– Thường xuất hiện khi lá nho còn non, vào lúc trời khô hanh, độ ẩm thấp.

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+  Dùng tay bắt và giết sâu, giết ổ trứng, cắt bỏ các lá có sâu mới nở.

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

b.  Bọ trĩ (Thrips spp)

– Xuất hiện khi trời khô hanh, nắng nóng kéo dài.

  Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM)

+ Không nên để vườn nho khô, tưới nước để hạn chế bọ trĩ.

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

c.  Nhện vàng (Phyllocoptes vitis Nal)

– Xuất hiện sau khi cành ra lá non,  trên lá già hoặc khi thu hoạch trái xong. 

 Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

d. Nhện đỏ (Eotetranychus carpini)

– Xuất hiện trên lá già hoặc khi thu hoạch quả xong.

Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

e. Rệp sáp (Ferrisiana virgata)

– Thường bám trên cành hoặc trên lá già. 

 Phòng trị:

+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp (IPM).

+ Vườn nho thường bị rệp sáp: cần phải rửa cành kỹ sau khi cắt cành.

 

+ Sử dụng thuốc trừ sâu sinh học.

  6.5. Thu hoạch

a. Thời điểm thu hoạch

+ Thu hoạch: Vào sáng sớm hoặc chiều mát.

+ Đúng thời gian sinh trưởng của giống từ 100-120 ngày, tuỳ theo mùa.

+ Đúng màu sắc của giống: Màu đen.

+ Ăn có vị ngọt, mùi thơm.

b. Phân loại chùm quả

+ Sau khi thu hoạch tỉa bỏ quả nhỏ, bị bệnh, quả nứt.

 + Phân loại dựa vào kích cở chùm, màu sắc quả, độ sạch bệnh theo yêu cầu khách hàng (chặt chùm, hay thưa chùm).

c. Đóng gói bảo quản

+  Xử lý chùm quả bằng cách mgâm trong dung dịch Anolyte từ 5-10 phút nhằm tẩy rửa vết bẩn và sâu bệnh bám trên vỏ quả, làm khô trước khi bỏ vào thùng.

+ Vận chuyển xa, nho chất lượng cao nên đóng trong thùng xốp, carton có đục lổ 2 bên cạnh thùng (trọng lượng chứa 10 kg). Tốt nhất là vận chuyển bằng xe lạnh để làm mát có nhiệt độ từ 3-50C.

+ Vận chuyển gần có thể cho vào thùng carton (20-30 kg).

 

 

Các giống nho trồng phổ biến tại Việt Nam

Nho là một loại quả có giá trị dinh dưỡng cao, và được trồng rất phổ biến, đặc biệt là tại Ninh Thuận.Sau đây vườn Nho Giống Ninh Thuận, giới thiệu tới bà con các các loại nho trồng phổ biến tại Việt Nam

 1:  Giống nho xanh Ninh Thuận – NH48

Giống nho xanh Ninh Thuận được trồng rất nhiều và phổ biến tại Ninh Thuận. Đây là loại nho thuần Việt nên cây phát triển rất khoẻ, rất dễ trồng.

Giống nho NH01- 48 dễ ra hoa, tỷ lệ đậu quả cao. Mỗi chùm có từ 90 đến 100 quả, 4,7 đến 5,1 gram trên quả, nên năng suất đạt 15 đến 18 tấn trên ha, trên, vụ (mỗi năm có thể thu hoạch 2 vụ).

Lá có dạng hình trái tim, xẻ thuỳ nông kiểu chân vịt, thường chia 4 đến 5 thuỳ. Lá có màu xanh đậm, bề dày thịt lá trung bình.

Quả có hình dạng bầu dục, khi chín có màu sắc vàng xanh, vỏ quả dày nên ít bị dập khi vận chuyển.Chùm quả dạng hình chóp ngược.

 2: Giống nho đỏ Ninh Thuận

Đây cũng là một loại cây nho giống được trồng rất phổ biến tại Ninh Thuận, là giống thuần việt nên phát triển rất khoẻ, dễ ra trái, dễ chăm sóc

`Nho đỏ Ninh thuận, có dạng hình cầu, vỏ quả bóng, rất mỏng, quả chín có màu đỏ tươi đến đỏ đậm, có vị ngọt hài hoà với vị chua nhẹ. Trọng lượng quả từ 4,57 đến 5,92gram trên quả, dài từ 18,23 đến 21,21mm, rộng từ 17,27 đến 19,44mm, trọng lượng chùm từ 166,84 đến 254,13gram trên chùm.

3: Nho ngón tay đỏ – NH01-152

Nho ngón tay đỏ , dễ trồng, khả năng kháng sâu bệnh rất tốt, ít tốn công chăm sóc- Giống Nho mới NH01-152 do Viện Nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố (thuộc Viện Khoa học nông nghiệp VN) chọn giống và lai tạo đã mở ra triển vọng phát triển kinh tế mới cho người nông dân Ninh Thuận. Trung tâm Tư vấn và phát triển công nghệ (Viện Nghiên cứu bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố) cho biết: Giống nho NH01-152 có nhiều đặc điểm nổi trội hơn các giống cây nho đang trồng tại Ninh Thuận như thời gian cắt cành đến thu hoạch từ 115 đến 130 ngày, hình dạng quả bầu dài, khả năng sinh trưởng khá, phù hợp trồng thâm canh. giống nho NH01 – 152 là giống nho ăn tươi chất lượng cao. Quả to, khối lượng quả từ 5,5 gram đến 6,5 gram, chùm quả lớn, dạng chùm thon dài, khối lượng chùm từ 0,5kg trên chùm đến 1,5kg trên chùm, quả ít hạt chỉ từ 1 đến 2 hạt trên quả. – Hình dạng quả: Thuôn dài, hình giọt nước, chắc thịt, giòn, độ ngọt vừa phải, có vị thơm nhẹ, khi chín trái mang màu đỏ vàng đẹp mắt.

4 : Giống Nho Hạ Đen

Nguồn gốc từ giống nho siêu ngọt địa phương tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, được trồng thí nghiệm thành công ở Đại học Nông Lâm Bắc Giang, theo chương trình hợp tác chuyển giao khoa học kĩ thuật.

Dạng nho leo giàn thu 2 đến 3 vụ trên năm.

Thu hoạch vào tháng 3 và khoảng đầu tháng 6.

Thời gian từ khi cắt cành đến khi thu hoạch từ 115 đến 120 ngày.

Trái chín có màu đen bóng, không hạt, độ brix ( thang đo độ ngọt) từ 18 đến 19 tức là hơn nho xanh ninh thuận.

Năng suất trung bình từ đạt 10 đến 16 tấn trên ha.

Giá bán trung bình từ 120 đến 130 nghìn trên kg. Sau 2 năm là có thể thu hồi vốn ban đầu.

5: Giống Nho keo (Nho 126)

Cây giống nho NH01-126 Khi cây nho 126 cho trái chín màu đen rất ngọt và đặc biệt rất thơm mùi kẹo, rất dễ trồng và nhanh ra bông có trái hơn những loại nho khác và Kháng bệnh thích hợp mọi đất trồng. Đây là giống nho mới đang Hot được trồng phổ biến trên thị trường. Cây giống nho 126 là giống nho ăn tươi chống chịu sâu bệnh nắng nóng, hạn. Bắt đầu năm 2020 giống đã được đưa vào sản xuất trên diện rộng và cho năng suất rất cao 11 đến 16 tấn trên ha trên vụ. Hứa hẹn cây nho giống NH01 – 126 sẽ làm sốt thị trường cây ăn trái trong thời gian sắp tới.

6: Nho Ngón Tay Đen

Là loại nho không hạt cao cấp, quả thuôn dài như hình dáng ngón tay, vỏ mỏng, màu đen sẫm.

Ngoài lớp vỏ là lớp phấn tự nhiên, không hạt và vô cùng ngọt.

Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.

Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa.

Loại đất thích hợp để trồng cây nho ngón tay là thịt pha cát, pH = 5,5 đến 7,5; đất cao, thoát nước tốt.Hình cây giống ngón tay đenHình quả ngón tay đen

7: Nho thân gỗ

Nho thân gỗ có tên khoa học là Jabuticaba hay Jaboticaba, tên Việt đươc gọi là  nho Mỹ, hoặc nho đất. Nho thân gỗ là cây thân gỗ giống cây ổi, có trái mọc trên thân như cây sung.

Quả có hình dáng và ngon ngọt như quả nho. Đây được cho là giống cây quý, xuất xứ Nam Mỹ, có hình dáng bên ngoài tương tự ổi nhưng cho quả giống nho, mọc san sát nhau bám dọc thân cây.

Cây được trồng trong chậu dạng bonsai hoặc khu đất rộng để phát triển thành lâu năm. So với các loài thực vật khác, nho thân gỗ có tuổi thọ vượt trội.

Dù chăm sóc theo phương pháp nào, nho thân gỗ cũng sẽ cho quả đều quanh năm.

Quả nho thân gỗ thơm và ngọt, ăn tương tự như nho nhưng mùi lại giống hệt ổi.

cây nho thân gỗHình quả nho thân gỗ

Trên đây là các loại nho được trồng và bán phổ biến tại Việt Nam, ngoài ra đang còn một số loại nho ngoại nhập khác. Quý bà con mua giống cây, hãy truy cập vào website nho giống ninh thuận chấm com, hoặc đường link dưới video này, gọi điện theo số hotline: 0986.521.640 để được hỗ trợ!

 

 TOP 4 LOẠI NHO NGON NHẤT THẾ GIỚI

Nho là loại trái cây tươi mát dễ ăn, chủng loại đa dạng, lại còn giàu chất dinh dưỡng, do đó có rất nhiều tín đồ mê loại quả này. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về Top 4 loại Nho ngon nhất thế giới dưới đây đâu nhé!

  Ngọc Trời (Nho JewSky)

 Jewsky Grape (Nho Ngọc Trời) là một giống Nho mới được phát triển, có nguồn gốc đến từ Mỹ. Viên Ngọc của trời này mang màu sắc rất lạ và bắt mắt. Cũng với tên chung là Nho đỏ, nhưng sắc đỏ phủ lên Nho Jewsky lại là sắc đỏ hồng mà rất hiếm loại Nho nào có được.Nho Jewsky Mỹ có vỏ rất mỏng, hình dáng tựa như trái chuông. Nho có vị ngọt thanh mát tự nhiên, cùng độ giòn khá cao. Đặc biệt, đây là một loại Nho đỏ không hạt vạn người mê, vì thế bạn không cần phải mất công nhằn hạt đâu nhé!

  2. Nho Mẫu Đơn (Nho Shine Muscat)

   Nho Shine Muscat là giống Nho của Nhật, tuy nhiên hiện nay nó vẫn đang được trồng rất nhiều ở Hàn Quốc. Nho Shine Muscat còn có một số tên gọi khác như Nho Mẫu Đơn, Nho Sữa. Nho Shine Muscat có size quả to, tròn, vỏ màu xanh sữa. Loại Nho này hoàn toàn không bị chát khi thưởng thức, vị rất ngọt, hương thơm đặc trưng đặc biệt nếu cảm nhận kỹ giống mùi xoài chín. Điều đặc biệt hơn cả ở loại Nho này là hương vị đọng lại ở cuống họng sau khi ăn, nó ngậy ngậy béo béo khiến mọi người khó mà quên được.

  3. Nho Quả Cầu Đỏ (Nho Red Globe)

  Qủa cầu đỏ " là một giống nho lạ trên thế giới, chỉ tìm thấy tại Tây Ban Nha,  có tên gọi khác là "Nho Red Globe" có nguồn gốc từ thung lũng Vinalopó, tỉnh Alicante, Tây Ban Nha.

Giống nho Red Globe giống Nho là phổ biến nhất trong số các giống nho mới được phát triển. Sức hấp dẫn thị giác tuyệt vời mà loại Nho này có được là nhờ vào hình dáng đặc trưng và màu sắc bắt mắt. Chính điều này giúp Nho Red Globe được đánh giá rất cao trên thị trường.

·         Quả có kích thước khá to: Size 28.

·         Hình dáng: Tròn như quả cầu.

·         Màu sắc: Toàn thân quả phủ sắc đỏ rực.

Nho Red Globe rất giòn và chắc trái. Nho mang hương vị ngọt ngào tựa mật ong và mùi thơm tinh khiết của Lavender.

Nho được trồng theo phương pháp bao giấy chuẩn CRDOP: Nho Red Globe được bảo vệ trong túi giấy chăm sóc cẩn thận từ khi chùm nho hình thành cho đến lúc thu hoạch.

 4. Nho Ruby

 Nho Ruby Roman "Viên ngọc quý Ruby" có màu đỏ, to, mỗi quả đường kính 2-3cm. Những chùm nho đầu tiên được bán vào tháng 8/2008 với giá 100.000 yên Nhật (hơn 20 triệu đồng) nặng khoảng 700 gram, hoặc khoảng 600.000 đồng cho mỗi quả nho. Nho Ruby Roman "Viên ngọc quý Ruby" màu đỏ anh đào, có vị ngọt. Bên trong quả nho được chia làm 2 lớp, phía ngoài có màu đỏ càng vào tâm càng sáng hơn. Sở dĩ Nho Ruby có giá bán cao vì đây là loại trái cây cao cấp và được ví là loại nho ngon nhất của Nhật Bản. Thêm vào đó, loại nho này có hương vị thơm ngon rất đặc biệt. Bên trong quả nho có hai lớp như hai lòng cua quả trứng gà.

 

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

ĐỘC LẠ KHI KHÁCH ĐẾN HOMESTAY TRÊN PÙ LUÔNG

ĐỘC LẠ KHI KHÁCH ĐẾN HOMESTAY TRÊN PÙ LUÔNG Để tạo sự độc đáo khi khách đến homestay ở Pù Luông, bạn có thể kết hợp yếu tố văn hóa địa phư...