Cá lăng là gì? 4 loại cá lăng phổ biến và mẹo hay phân biệt cá lăng với cá trê
Cá lăng có hình dáng khá giống cá trê nên nhiều người thường
dễ bị nhầm lẫn. Thực ra có rất nhiều loại cá lăng với hình dáng
và đặc điểm khác nhau. Bài viết đưới đây sẽ mách bạn cá lăng
là gì, 4 loại cá lăng phổ biến và mẹo hay phân biệt cá lăng với
cá trê nhé!
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cá lăng, các loại cá lăng và phân biệt cá lăng với cá trê nhé!
1. Cá lăng là cá gì?
Cá lăng (tên tiếng Anh là Bagridae) là một trong những loài cá nước ngọt phổ biến ở nước ta, thường được đầu bếp dùng để chế biến ra rất nhiều món ngon. Nó chủ yếu sống ở vùng nước ngọt hay nước lợ, như: Sông, suối, ao hồ, nơi có nhiều phù sa, bùn và dòng nước chảy chậm.
Thực tế cá lăng có nguồn gốc từ các nước khu vực châu Á, châu Phi. Đặc điểm của loài cá này là không có vảy. Toàn bộ thân cá lăn là một lớp da hơi nhớt, phần lưng có 1 cái gai ở trước, thân mình thuôn dài, đầu dơi dẹp với 4 cọng râu không quá dài.
2. Cá lăng có mấy loại? Các loại cá lăng
Loài cá này có rất nhiều loại (tổng cộng lên đến 245 loại) với hình dạng và kích thước khác nhau, trong đó các loại phổ biến là:
Cá lăng đuôi đỏ
Cá lăng đuôi đỏ là loại có kích thước lớn nhất trong gần như tất cả các loại thuộc họ cá lăng. Chúng vẫn có da trơn bóng nhưng phần đuôi có màu đỏ hồng nên được gọi là cá lăng đuôi đỏ. Phần thân loại cá này dài, đầu dẹp và có ᴠâу lớn.
Thịt cá lăng đuôi đỏ rất mềm và thơm, đồng thời lại có giá trị dinh dưỡng cao nên giá thành của loại này cũng khá cao, có thể cao nhất trong các dòng cá lăng.
Cá lăng chấm - Cá lăng hoa
Tên gọi của cá lăng chấm (hay tên khác là cá lăng hoa, cá quất) xuất phát từ việc nó có lớp da bóng và những đốm đen trên thân. Loại này tập trung nhiều ở những khu ᴠực ᴠen ѕông ở các tỉnh thành, miền núi phía Bắc.
Ngày xưa, thịt cá lăng hoa đặc biệt thơm ngon nên thường xuyên được xếp vào hàng tuyệt phẩm dùng để tiến Vua.
Cá lăng ᴠàng
Cá lăng ᴠàng là dòng cá lăng dễ tìm và khá phổ biến tại Việt Nam. Chúng thường ѕinh ѕống ở các ᴠùng nước hạ lưu như Việt Trì - Phú Thọ, ѕông Hồng hoặc các khu ᴠực đầm lầу ở nước ta.
Loài cá này có lớp da nhờn bóng và ᴠàng tươi đúng như tên gọi. Thịt cá lăng vàng có màu trắng với nhiều nạc, sau khi chế biến sẽ cực kỳ thơm ngon, bổ dưỡng.
Cá lăng đen
Như tên gọi, cá lăng đen có lớp da trơn láng và đen tuyền dễ nhận biết. Đây là một loài cá lăng không có хương dăm nên dễ ăn, thịt lại rất ngon nên nhiều người cực kỳ thích.
3. Cá lăng mua ở đâu? Cá lăng bao nhiêu 1kg?
Hiện nay, cá lăng được nuôi phổ biến ở Việt Nam và bạn dễ dàng tìm mua ở các chợ, khu bán hải sản hoặc siêu thị gần nhà.
Giá cá lăng còn phụ thuộc ᴠào mùa, kích thước và chủng loại. Trung bình 1kg cá lăng có giá từ 120.000 - 700.000 đồng.
4. Cách phân biệt cá lăng và cá trê
Nhìn bên ngoài, nhiều người hay nhầm lẫn giữa cá lăng và cá trê. Thực tế, cả 2 đều là dòng cá da trơn, có 4 râu, đầu dẹp, sống ở môi trường tương tự như nhau (sông nước, đầm lầy hoặc ao bùn). Song, bạn có thể phân biệt cá lăng và cá trê như sau:
- Độ dày của da: Cá trê có da dày và thô, cá lăng da mỏng, trơn và mướt.
- Kích thước: Cá trê thường có kích thước khá lớn, to hơn nhiều so với cá lăng (kích thước vừa phải).
- Thịt cá: Thịt cá trê thường có màu hơi sẫm và rất nhiều mỡ, các thớ thịt cá trê và mỡ màu vàng ươm. Trong khi đó thịt cá lăng có màu sáng và mỡ cá lăng có màu trắng.
5. Cá lăng làm món gì ngon?
Thịt cá lăng không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng nên rất nhiều người ưa chuộng. Tùy vào sở thích, bạn có thể tẩm ướp gia vị để kho cá lăng, làm món canh, cá lăng nướng, cá lăng chiên giòn , hay chả cá Lã Vọng,... đều được và rất hấp dẫn.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm
Cá lăng nha là một trong những loài cá có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện nay, cá lăng nha đang được nhân giống và sản xuất với quy mô lớn. Để loại cá này lớn nhanh, chất lượng cá tốt mời bà con tham khảo kỹ thuật nuôi cá lăng nha thương phẩm say đây.
Để nuôi cá lăng nha đạt hiệu quả, có thể áp dụng hình thức nuôi bán thâm canh trong ao hoặc trong bè. Tuy nhiên, nuôi trong bè cá lớn nhanh hơn.
Ao nuôi rộng 1.000 m2 trở lên, sâu 1,5 – 2m. Độ che phủ mặt nước không quá 30%. Lớp bùn dày 10 – 15 cm, chủ động trong cấp thoát nước. Nuôi bè cần có diện tích 10m3 trở lên, đặt ở nơi có dòng chảy vừa phải. pH của ao tốt nhất là 6,5 – 7,5, oxy hòa tan >3mg/l, độ trong: 30 -350cm, hàm lượng NH3 <0,3mg/l.
Chuẩn bị ao, bè
Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rải đều khắp đáy ao với lượng 10 – 15kg/100m2.
Ngay sau khi bón vôi, sử dụng sản phẩm chuyên dùng để hấp thụ khí độc hoặc chế phẩm sinh học Environ AC của Công ty Vĩnh Thịnh xử lý ô nhiễm nền đáy ao với liều 1 – 1,5kg/1000m3 nước để thúc đẩy việc phân huỷ chất hữu cơ và khử khí độc.
Phơi nắng đáy ao 1 – 2 ngày rồi khử trùng ao một lần nữa bằng một trong các sản phẩm BKC, liều 0,7 – 1lít/1000m3 hoặc Sanmolt F, liều 1 – 1,5 lít/1000m3. Không nên bón lót ao bằng phân chuồng.
Đối với bè, kiểm tra, gia cố bè thật kỹ trước khi thả cá. Dùng BKS hoặc Sanmolt F phun vào bè để diệt mầm bệnh. Đặt bè nơi ít sóng gió, dòng chảy vừa phải, thuận lợi trong việc vận chuyển cá, thức ăn.
Thả cá giống
Tiêu chuẩn: Cá không mất nhớt, đuôi và râu không bạc màu; cỡ đồng đều.
Mật độ: Nếu nuôi trong ao bán thâm canh (nuôi ghép): 4-5 con/m2 (trong đó cá lăng nha chiếm 20-30% tổng số cá thả). Thâm canh (nuôi đơn): 6-8 con/m2. Ngoài ra, cần thả thêm 3-5% cá rô phi thường để làm thức ăn cho cá. Nếu nuôi trong bè, mật độ 60-70 con/m3.
Thời gian thả: Tốt nhất vào buổi sáng (8-11 giờ).
Phòng bệnh cho cá bằng cách sát trùng (tắm cá) trước khi thả xuống ao, bè bằng muối ăn (1 muỗng canh pha trong 1 lít nước) hoặc BKS, Sanmolt F theo liều hướng dẫn.
Thức ăn
Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau: cá tạp, cắt khúc vừa cỡ miệng. Thức ăn tự chế 50% cám + 50% cá. Thức ăn viên độ đạm ít nhất 35%.
Cho ăn 3 lần/ngày (sáng, chiều và tối). Cữ tối chiếm 40-50% tổng lượng thức ăn trong ngày.
Nên bổ sung chất bổ vào thức ăn để giúp cá tăng sức đề kháng, tiêu hoá tốt, lớn nhanh hơn như: Các loại Vitamin C; chế phẩm vi sinh vật, men tiêu hoá (Aqualact 1g/kg thức ăn); các sản phẩm chứa axít amin, sorbitol (Hepatofish 2,5g/kg thức ăn); khoáng vi lượng (Vitatech F liều lượng 1 – 2g/kg thức ăn).
Chăm sóc
Nếu nuôi ao, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá, nhất là vào sáng sớm để xử lý kịp thời. Định kỳ (15 – 20 ngày) thay nước ao một lần.
Từ tháng thứ 2 trở đi, định kỳ 10 -15 ngày tiến hành khử trùng nước và khử khí độc ở đáy ao bằng BKC liều 0, 5 lít/1.000m3 nước hoặc Sanmolt F liều 0, 7 – 1 lít/1.000m3.
Trong điều kiện nuôi bè, thường xuyên theo dõi hoạt động ăn mồi của cá, nhất là vào lúc nước đứng, nước đổ để xử lý kịp thời.
Phòng và trị bệnh cho cá
Thường xuyên vệ sinh sàng ăn sạch sẽ. Bổ sung vitamin C và men tiêu hóa, bổ gan định kỳ vào thức ăn cho cá
Cá thường mắc bệnh nấm thủy mi và bệnh đường ruột. Xử lý như sau:
Bệnh nấm thủy mi: Cá bơi lội không bình thường, người bị sây sát. Cần sử dụng hóa chất khử trùng nước, kết hợp với trộn kháng sinh vào thức ăn cho cá để điều trị bệnh
Bệnh viêm ruột: Bụng cá trương to, có ban đỏ, hậu môn lồi và sung đỏ. Khi bệnh nặng cá bị tổn thương, xoang bụng tích nước, thành ruột tụ máu, ruột đỏ thâm không có thức ăn và xuất hiện dịch mủ màu vàng nhạt. Để phòng trị bệnh này cần đảm bảo thức ăn tươi không bị ôi thiu. Vệ sinh sàng ăn sạch sẽ. Dùng thuốc phòng bệnh đinh kỳ. Khi cá bị bệnh nên dùng vôi bột hoặc hóa chất để khử trùng ao và sử dụng kháng sinh phòng bệnh cho cá
Thu hoạch
Sau thời gian nuôi từ 5- 6 tháng (nếu thả giống lớn) thì có thể thu hoạch. Cho cá nhịn ăn 1 ngày trước ngày thu hoạch để đảm bảo sức khỏe cho cá, nhất là vận chuyển cá đi xa.
Bệnh nấm thủy mi là gì? Điều trị nấm thủy mi thế nào?

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời điểm giao mùa như đang nắng nóng chuyển sang mưa rào, nhiệt độ đang cao chuyển xuống thấp là điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh phát triển trên cá nuôi. Trong đó đặc biệt là bệnh nấm thủy mi đã gây thiệt hại không nhỏ cho nghề nuôi cá nước ngọt ở nước ta, bà con cần có các biện pháp phòng, trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
Tác nhân gây bệnh nấm thủy mi
Bệnh do một số loài nấm thuộc các giống: Achlya, Saprolegnia, Leptolegnia… gây ra. Loại nấm này sinh sản rất nhanh vì nó sinh sôi nảy nở ở nhiều dạng: Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Ngoài ra chúng còn di chuyển rất nhanh nên khả năng lây lan rất cao
Chúng có dạng hình sợi, thuộc nhóm nấm bậc thấp, cấu tạo sợi nấm đa bào nhưng không có các vách ngăn. Nấm sinh sản bằng nhiều hình thức khác nhau như Sinh sản dinh dưỡng bào tử, sinh sản vô tính bằng túi bào tử kín, sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Bào tử nấm có tiên mao, có thể vận động trong nước nên khả năng lây lan bệnh rất cao.
Dấu hiệu bệnh lý
Nấm thủy mi còn có thể ký sinh làm ung trứng cá. Khi cá bị bệnh nhẹ rất khó phát hiện bằng mắt thường, khi phát hiện được bằng mắt thường thì bệnh đã nặng. Đầu tiên, trên da cá xuất hiện các vùng trắng xám, sau vài ngày tại đó mọc lên các sợi nấm mảnh và phát triển lên thành từng búi nấm trắng như bông, 1 đầu sợi nấm bám vào da của cá, đầu kia tự do ngoài môi trường nước. Nấm thủy mi có thể tiết ra chất làm tan rã protein của tế bào tổ chức cơ thể cá, kích thích tế bào tổ chức tiết ra dịch nhờn làm cản trở hô hấp và tuần hoàn. Cá bị bệnh nấm thủy mi có hiện tượng bơi lội hỗn loạn, không bình thường, do bị kích thích ngứa ngáy, thích cọ sát vào các vật thể trong nước, làm tróc vẩy trầy da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn và kí sinh trùng gây bệnh xâm nhập làm cá bị bệnh nặng hơn và tác hại sẽ nghiêm trọng thêm.
Trứng cá bị nhiễm nấm thường chết (ung), với nhân trứng chuyển sang màu trắng đục. Trong bể ấp, nấm thủy mi thường phát triển đầu tiên ở các trứng ung do không được thụ tinh, sau lây sang các trứng khỏe và làm trứng bị chết. Nếu không có tác động kịp thời có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ cá bột, hoặc đôi khi phải xả bỏ hoàn toàn.
Phân bố và lan truyền bệnh
Bệnh nấm thủy mi xảy ra ở nhiều loài cá ngọt và trứng cá, bệnh có thể gặp ở khắp mọi nơi trên thế giới và trứng của chúng. Trong các loài cá nuôi phổ biến ở Việt Nam, như cá chép, cá mè, cá trắm cỏ, cá trê, cá trôi và một số đối tượng nuôi đặc sản khác như baba, ếch,… đều có thể bị nhiễm bệnh nấm thủy mi.
Nấm thủy mi còn ký sinh gây chết trứng của các loài cá nước ngọt, đặc biệt là trứng của cá chép chịu ảnh hưởng rất lớn của loại bệnh này. Trong thực tế, nếu không có biện pháp thích hợp để phòng bệnh, thì hiệu quả của các đợt sinh sản nhân tạo cá chép thường rất thấp do tác hại của nấm thủy mi. Bệnh hay phát triển ở các đàn cá bị thương tổn trên da do tác động đánh bắt, vận chuyển hay do ký sinh trùng ký sinh.
Bệnh nấm thủy mi thường phát triển vào mùa có nhiệt độ thấp, đây là nhiệt độ vào mùa đông xuân, mùa thu ở miền bắc và mùa mưa ở miền Nam. Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nước tù bẩn, hàm lượng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thường phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt.
Biện pháp phòng bệnh nấm thủy mi
Quý bà con cần có những biện pháp thích hợp để phòng tránh bệnh nấm thủy mi trên thủy sản.
+ Áp dụng các phương pháp nuôi phù hợp, không nuôi cá quá dày nếu môi trường nước ở đó không tốt.
+ Dọn sạch ao sau các vụ nuôi như: vét bùn, tạt vôi với 7 – 10 kg/ 100 m2.
+ Trước khi thả cá giống cần tắm qua nước muối với liều lượng 2 – 4g muối/lít nước.
+ Thức ăn của cá phải đảm bảo chất dinh dưỡng đầy đủ. Ngoài ra còn phải tuân thủ 4 định bao gồm: Định lượng, định chất, định thời gian, định địa điểm.
+ Nên treo túi vôi ngay chỗ cho cá ăn với liều lượng 2 – 4 kg/túi.
+ Để ý kỹ màu nước ao nuôi và khả năng phản xạ của cá. Bạn nên thay nước trong ao thường xuyên cho cá.
+ Bổ sung thêm vitamin C bằng cách trộn vào thức ăn cho cá nhằm tăng sức đề kháng cho cá hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
VITAMIN C – ASCORBIC ACID – giải pháp tăng sức đề kháng cho thủy sản
Việc bổ sung các khoáng vi lượng hay nguyên tố vi lượng cho tôm cá không những giúp cho loài thủy sản nuôi khỏe mạnh mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch của loài nuôi.
Thành Phần :
– Vitamin C 99% (min)
Đặc Điểm :
– Dạng bột mịn màu trắng, tan hoàn toàn.
Công Dụng :
– Tăng sức đề kháng, giảm stress do sự thay đổi của môi trường, kích thích thèm ăn.
– Phòng ngừa hiện tượng cong thân, đục cơ, hỗ trợ lột xác, cứng vỏ.
– Chất đệm bổ sung trong sản xuất thức ăn, thuốc thú y thủy sản..
Cách Dùng :
– Trộn vào thức ăn cho ăn trực tiếp: 2 – 3 g/kg thức ăn
– Hoặc hòa vào nước tạt ao nuôi: 0,3 – 0,5 kg/ 1.000 m3
Sử dụng hóa chất xử lý nước diệt trừ vi khuẩn, nấm thủy mi gây hại cho cá
Sử dụng Đồng Sulphate và BKC 80% xử lý nước giúp diệt trừ bệnh nấm thủy mi trên cá
Thông số sản phẩm BKC 80% – Chất khử mùi hôi, diệt khuẩn và cải thiện môi trường nước
Thành Phần :
– Benzlakonium Chloride 80%
Đặc Điểm :
– Dung dịch hơi sệt, màu trắng trong hoặc hơi ngả vàng.
Công Dụng :
– BKC có tác dụng diệt khuẩn, diệt nấm giúp loại trừ các nguyên nhân gây bệnh cho tôm cá..
– BKC giúp khử mùi hôi, cải thiện môi trường nước và kích thích tôm lột xác..
– BKC có tính ổn định và an toàn cao, có tác dụng thẩm thấu tốt, tăng cường tính diệt khuẩn, mang lại hiệu quả nhanh chóng.
– Tiêu diệt nhanh các vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật, gây đen mang, vàng mang, đóng rong, cháy đuôi, hoại tử, phát sáng.
– Giảm tảo trong ao, ổn định độ trong, giảm hiện tượng thiếu oxy trong ao nuôi vào buổi sáng sớm.
Liều Dùng :
– Phòng bệnh: 1 kg/ 2.000 – 3.000 m3 nước, định kỳ 7 – 10 ngày/ lần.
– Xử lý khi tôm cá bệnh: 1 kg/ 1.500 – 2.000 m3 nước.
– Giảm tảo: 1 kg/ 2.000 m3 nước.
Cách Dùng :
– Pha loãng BKC với nước rồi tạt đều khắp bề mặt ao, đồng thời mở máy quạt nước hoặc hệ thống sục khí đáy.
– Nên xử lý lúc trời nắng.
Quy Cách :
– 200kg/phuy.
Xuất Xứ :
– Trung Quốc, Anh, Mỹ.
Lưu ý khi sử dụng BKC trong nuôi trồng thủy sản
- Có thể xử lý suốt quy trình nuôi
- Nên sử dụng vào buổi trưa nắng (pH cao >7)
- Sử dụng đúng liều lượng và đúng cách
- Nên xử lý gần máy quạt nước
- Không sử dụng lúc tôm yếu/sắp lột
Đồng Sulphate – biện pháp hiệu quả phòng trị bệnh nấm thủy mi
Đồng sulphate có công dụng: Diệt trừ tảo lam, tảo độc, rong đáy trong ao nuôi thủy sản. Giúp cải thiện chất lượng nước, kiểm soát màu nước, ổn định pH trong ao nuôi. Tiêu diệt các ký sinh trùng như trùng bánh xe, trùng quả dưa, trùng mỏ neo, bào tử trùng và các loại giun sán lá ký sinh trên da, mang, vây cá. Chúng phản ứng cực nhanh với các bệnh lở loét, phù đầu, tróc vảy, đỏ kỳ, đỏ mỏ,… Ngăn ngừa hiện tượng tôm bị đóng rong, đóng nhớt, ký sinh trùng bám trên thân và mang tôm.
Lưu ý :
– Pha loãng với nước rồi tạt đều.
– Sử dụng lúc trời nắng nóng và chạy máy quạt nước.
– Sử dụng hiệu quả nhất khi độ kiềm ao khoảng 100-120 mg/l.
Bio-Chem là đơn vị chuyên cung cấp các loại hóa chất xử lý nước ao nuôi, các loại hóa chất khử trùng, khử khuẩn, giúp mang lại môi trường ao nuôi sạch, đầy đủ dưỡng chất, ổn định và cân bằng giúp sinh vật, tôm cá phát triển ổn định, nhanh chóng.
Các loại hóa chất khử khuẩn ao nuôi của chúng tôi cung cấp đảm bảo chất lượng và giá cả tốt nhất, giúp khách hàng được sử dụng những sản phẩm chất lượng nhất. Hãy liên hệ để được tư vấn.